Những khám phá thay đổi thế giới của các nhà khoa học Nga

by teacher
Những khám phá thay đổi thế giới của các nhà khoa học Nga
Những khám phá thay đổi thế giới của các nhà khoa học Nga
Nghiên cứu của các nhà bác học Nga đã đánh dấu những cột mốc quan trọng trong khoa học thế giới. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Nga

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Năm 1869, nhà khoa học người Nga Dmitri Mendeleev đã tạo ra bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học – “cánh tay phải” của các chuyên gia nghiên cứu.

Đến năm 2019, Liên Hợp Quốc đã kỷ niệm 150 năm bảng tuần hoàn hoá học và tặng khám phá của Dmitri Mendeleev một cái tên mỹ miều: “Cửa sổ của vũ trụ”.

Dmitri Mendeleev bắt đầu nghi ngờ về mối quan hệ giữa các nguyên tử khối từ khi còn là sinh viên. Thậm chí ông còn ám ảnh với những phát hiện nhỏ lẻ của mình: “Tôi không có giấc ngủ ngon suốt nhiều ngày khi dành thời gian tìm hiểu nguyên lý kỳ diệu.

Sau khi thiếp đi do quá mệt mỏi, một giấc mơ đã hiện ra và tôi có thể tưởng tượng bảng tuần hoàn khá hoàn chỉnh”.

Dmitri Mendeleev thành công trong việc nghiên cứu Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Nga

Vào giữa thế kỷ 19, chỉ có khoảng 63 nguyên tố được biết đến, song hiện nay, 118 nguyên tố đã có tên trong bảng tuần hoàn. Phần bổ sung mới nhất, nguyên tố oganesson, được đặt theo tên của nhà khoa học hạt nhân người Nga Yuri Oganesyan – người đã hỗ trợ khám phá một số nguyên tố quan trọng.

Giải mã nền văn minh Maya

Nhà ngôn ngữ và dân tộc học người Nga Knorozov đã giải mã chữ viết của nền văn minh Maya khi chưa đầy 30 tuổi. Đáng chú ý, ông chưa bao giờ đặt chân đến nơi tồn tại của bộ tộc bí ẩn nhưng vẫn đủ khả năng xuất bản một bài báo vào năm 1952 và tuyên bố về thành tích của mình.

Có thể bạn quan tâm:  Các mẫu thư giới thiệu xin học bổng bằng tiếng Việt & tiếng Anh
Knorozov chưa từng đặt chân đến Trung Mỹ nhưng vẫn giải mã được ngôn ngữ của nền văn minh Maya. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Nga

Công trình của Knorozov đã được phiên dịch qua ngôn ngữ khác nhau và dẫn đến các cuộc thảo luận khoa học trong nhiều thập kỷ.

Sau đó, đoàn khoa học Liên Xô do Knorozov dẫn đầu đã tiếp tục nghiên cứu, giải mã những bí ẩn lịch sử khác như chữ rongorongo của Đảo Phục Sinh và chữ Indus.

Sự phát triển của tia laser

Trước khi các nhà khoa học phát triển thành công tia laser, 2 nhà vật lý Liên Xô Nikolay Basov và Alexander Prokhorov đã nghiên cứu nguyên tắc cho hoạt động của quá trình khuếch đại sóng điện từ bằng phát xạ kích thích. Kỹ thuật này có hiệu quả cao và đến nay nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong các loại laser và dải quang phổ khác nhau.

Phản ứng hạt nhân

Giới khoa học Nga đạt được những thành tựu đầu tiên về hạt nhân khi Igor Kurchatov nghiên cứu về ứng dụng của năng lượng nguyên tử. Hoạt động của ông khi lãnh đạo dự án vũ khí hạt nhân đã giúp khởi động nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại thành phố Obninsk vào năm 1954.

Phản ứng tổng hợp hạt nhân hiện đại tiếp tục phụ thuộc vào nghiên cứu của 2 nhà vật lý, khoa học Liên Xô – Andrey Sakharov và Igor Tamm. Họ đã cùng phát triển khái niệm tokamak – một thiết bị sử dụng từ trường mạnh để hạn chế plasma và tạo ra năng lượng nhiệt hạch có kiểm soát – cơ sở phát triển lò phản ứng ngày nay.

Có thể bạn quan tâm:  Tiếng Nga cho mọi người

Thám hiểm vũ trụ

Năm 1895, nhà khoa học khiếm thính người Nga Konstantin Tsiolkovsky đã dự đoán về sự phát triển và tương lai của vệ tinh nhân tạo. Đến năm 1903, ông công bố phương trình tên lửa Tsiolkovsky, mô tả hành trình của tên lửa trong không gian mà các kỹ sư hàng không vẫn đang sử dụng.

Nhà khoa học khiếm thính Konstantin Tsiolkovsky đưa ra loạt dự đoán chính xác cho tương lai của ngành thám hiểm vũ trụ. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Nga

Tsiolkovsky cũng hình dung và giải thích cách thức tàu vũ trụ trong tương lai vượt qua lực hấp dẫn của Trái đất, mô tả đường bay và cách chúng hạ cánh. Nhiều thập kỷ sau, lý thuyết của ông đã trở thành hiện thực và được đưa vào cuộc sống bởi thế hệ nhà khoa học mới.

Related Articles