7 tiểu thuyết kinh điển trong lịch sử Trung Quốc

by teacher

1. Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung: Cuốn tiểu thuyết là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc (bao gồm: Tam Quốc Diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng). Các câu chuyện trong kiệt tác được tác gia lãng mạn và bi kịch hóa về cuộc đời các vua chúa và tùy tùng trong các tập đoàn phong kiến, bao gồm: Ngụy, (Tào Tháo), Thục, (Lưu Bị) và Ngô (Tôn Quyền).

2. Thủy Hử của Thi Nại Am: Đây là cuốn tiểu thuyết chương hồi đầu tiên viết bằng bạch thoại tự. Kiệt tác kể về sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

3. Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân: Cuốn tiểu thuyết kinh điển của Trung Quốc được tác giả Ngô Thừa Ân viết vào thế kỉ 16 dưới triều đại nhà Minh. Cuốn tiểu thuyết kể về hành trình của vị sư Huyền Trang dưới triều đại nhà Đường đi đến Tây Trúc (Ấn Độ) lấy kinh Phật giáo mang về Trung Quốc. Trên đường đi, ông thu nạp ba đệ tử gồm một khỉ đá tên Tôn Ngộ Không, một yêu quái nửa người nửa lợn tên Trư Ngộ Năng và một thủy quái tên Sa Ngộ Tĩnh. Họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội.

4. Hồng Lâu Mộng: Kiệt tác văn học của tác gia Tào Tuyết Cầm nằm trong bốn kiệt tác của văn học cổ điển Trung Quốc. Tác phẩm được sáng tác vào thế kỉ 18, thời nhà Thanh. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm.

Có thể bạn quan tâm:  Tổng hợp các bộ sách học tiếng Trung hiệu quả

5. Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh: Tiểu thuyết là tập hợp của gần 500 câu chuyện quái dị, siêu nhiên. Tác phẩm ra đời vào thời đầu nhà Thanh. “Liêu trai chí dị” được coi là một kì thư và được đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn thời cổ đại.

6. Nho Lâm Ngoại Sử của Ngô Kính Tử: Tiểu thuyết miêu tả gần 200 nhân vật, hầu hết là những người họ Nho. Nội dung tác phẩm kể về các nhà nho sống trong xã hội nặng về tư tưởng Nho giáo và phê phán, châm biếm chế độ khoa cử công danh thời nhà Thanh.

7. Phong thần diễn nghĩa của Hứa Trọng Lâm: Đây là một tác phẩm văn học dạng tiểu thuyết thần quái viết bằng tiếng Trung vào thời nhà Minh, bao gồm 100 hồi. Phong thần diễn nghĩa xoay quanh việc suy vong của nhà Thương và sự nổi lên của nhà Chu, lồng vào đó là vô số thần thoại, truyền thuyết Trung Hoa, bao gồm các thần, tiên, yêu quái… Trong chừng mực nào đó, “Phong thần diễn nghĩa” mô tả cuộc sống của người Trung Hoa đương thời, nơi tôn giáo có một vai trò lớn trong cuộc sống hàng ngày.

Đàm Thị Lan (theo ChinaWhisper, Wiki)

Related Articles