NGỮ PHÁP BÀI 48 – GIÁO TRÌNH MINNANO NIHONGO TIẾNG NHẬT

by teacher
NGỮ PHÁP BÀI 48 - GIÁO TRÌNH MINNANO NIHONGO  TIẾNG NHẬT

Hôm nay hãy cùng nhau học ngữ pháp Minna no Nihongo bài 48 nhé! Trong bài 48, chúng ta sẽ học về thể sai khiến. Nào! Chúng ta cùng học nhé!

hoc ngu phap tieng nhat minna bai 48

Thể sai khiến

(Dạng động từ diễn đạt mệnh lệnh, yêu cầu)

1. Cách chia động từ thể sai khiến (chia từ động từ dạng từ điển):

Nhóm I: chuyển đuôi 「u」sang a +せる

Thể từ điển

Thể sai khiến

書く(かく)

書かせる

急ぐ(いそぐ)

急がせる

飲む(のむ)

飲ませる

呼ぶ(よぶ)

呼ばせる

作る(つくる)

作らせる

手伝う(てつだう)

手伝わせる

持つ(もつ)

持たせる

直す(なおす)

直させる

Nhóm II: bỏ thêm さ せ る

Thể từ điển

Thể sai khiến

食べる(たべる)

食べさせる

調べる(しらべる)

調べさせる

覚える(おぼえる)

おぼえさせる

Nhóm III:

Thể từ điển

Thể sai khiến

する

させる

来る(くる)

来させる(こさせる)

2. Cách sử dụng và mẫu câu:

2.1 Động từ thể sai khiến biểu hiện ý cho phép (cho làm gì) hay mệnh lệnh, yêu cầu, cưỡng chế (bắt làm gì…). Do đây là mẫu câu thể hiện ý sai khiến, mệnh lệnh rất mạnh của người trên yêu cầu người dưới làm gì đó và người dưới phải làm theo. Vì thế, không sử dụng mẫu này đối với những quan hệ ngang bằng hay đối với người trên, thay vào đó sẽ dùng các mẫu đã học về quan hệ cho nhận như:

「Vていただく(41課)」、「Vてもらう(24課)」(tuy nhiên những động từ mang ý diễn đạt tâm lý, tình cảm như「しんぱいする、びっくりする、困る」thì vẫn có thể dùng với người trên với ý: làm cho lo lắng, làm cho ngạc nhiên, làm cho khó khăn…)

a. Trường hợp #1: đối với “tự động từ”自動詞

b. Trường hợp #1: đối với “tha động từ”他動詞

~に ~を V(さ)せる

Ý nghĩa: cho (ai đó) làm ~; bắt (ai đó) làm ~

Có thể bạn quan tâm:  Tiếng Nhật và tiếng Trung – Tiếng nào khó học hơn?

Cách dùng: biến đổi tha động từ sang thể 「使役(しえき)」 để tạo ra 1 động từ mới mang nghĩa sai khiến, mệnh lệnh yêu cầu ai đó làm gì. Trong kiểu câu này, người thực hiện hành động, động tác sẽ đi với trợ từ 「に」, còn tân ngữ (đối tượng tác động của động từ) vẫn được xác định bởi trợ từ「を」

→kiểu câu này còn được gọi tên là kiểu câu 「に-使役文」(câu sai khiến với trợ từ に)

Ví dụ:

  • 先生は 生徒に まどを 開けさせました。Giáo viên sai (bảo) sinh viên mở cửa sổ.
  • 朝は 忙しいですから、娘に 朝ごはんの 準備を 手伝わせます。Vì buổi sáng bận nên tôi bắt con gái cùng phụ chuẩn bị bữa sáng

Tham khảo – Mở rộng: 1 số trường hợp đặc biệt dùng với

a. Trường hợp với chủ thể hành động của tha động từ + 「

  • わたしは 弟 駅で 待たせた。
  • わたしは 弟 父の帰りを 待たせた。
  • わたしは 娘アメリカで 勉強させた。
  • わたしは 娘 ピアノを 勉強させた。

Những động từ như 「待つ、勉強する」là tha động từ nhưng cũng có khi đi với trợ từ 「を」

b. Trường hợp với chủ thể hành động của tự động từ +

♦ Trường hợp 1:

Những động từ như「行く、来る、帰る、歩く」là tự động từ nhưng cũng có khi đi với trợ từ 「に」để tránh lặp trợ từ 「を」

  • 先生は 学生を 歩かせた。
  • 先生は 学生に 山道を 歩かせた。

♦Trường hợp 2:

Những động từ như「答える、しゃべる、言う、質問する、反対する、発言する」là những tự động từ thực hiện hành vi có hướng đến 1 đối tượng nào đó nhưng có nhiều khi dùng trợ từ 「に」thay cho trợ từ「を」

  • 彼に 答えさせた。
  • 山田くんに 言わせよう。

V(さ)せて いただけませんか Cách nói xin phép lịch sự

Ý nghĩa: cho phép tôi (làm gì), hãy để tôi (làm gì) được không?

Có thể bạn quan tâm:  [Review] Trung tâm Nhật ngữ Đông Du – Đà Nẵng

Cách dùng : dùng để xin phép, nhờ vả, yêu cầu người nghe xác nhận và cho phép mình được thực hiện 1 hành động nào đó

hoc ngu phap tieng nhat minna bai 48 1

Ví dụ:

  • すみませんが、早く帰らせていただけませんか。Xin lỗi cho phép tôi về sớm được không ạ?
  • コピー機を使わせていただけませんか。Cho phép tôi sử dụng máy photo được không ạ?
  • すみませんが、写真を撮らせていただけませんか。Xin lỗi, cho phép tôi chụp ảnh được không ạ?

Mở rộng:

Ngoài cách nói trên, còn có thể dùng các cách nói dưới đây để xin phép làm gì đó

「V(さ)せて ください」

「V(さ)せて くださいませんか

Phân biệt chủ thể hành động của 2 mẫu câu yêu cầu, nhờ vả:

hoc ngu phap tieng nhat minna bai 48 2

Mũi tên thể hiện mức độ lịch sự tăng dần

KHÁI QUÁT VỀ

KÍNH NGỮ TRONG TIẾNG NHẬT

Kính ngữ:

Kính ngữ gồm 1 hệ thống các từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, trợ từ…), mẫu câu dùng để thể hiện sự tôn trọng, kính trọng của người nói với người nghe hoặc người ở ngôi thứ ba (người được nhắc tới trong hội thoại giữa người nói và người nghe). Về cơ bản, trong tiếng Nhật có nhiều trường hợp dùng kính ngữ khác nhau và người nói thường bày tỏ sự kính trọng của mình với người nghe (hoặc người được nhắc tới) tùy theo mối quan hệ giữa người nói với những người này. Có ba mối quan hệ chính khi sử dụng kính ngữ:

Người nói là người ít tuổi hơn, cấp dưới hoặc là người có địa vị xã hội thấp hơn. Khi đó sẽ sử dụng kính ngữ với với những người nhiều tuổi hơn, với cấp trên hoặc với người có địa vị xã hội cao hơn mình.

Người nói không có quan hệ thân thiết với người nghe (ví dụ trong lần đầu tiên gặp gỡ).

Có thể bạn quan tâm:  Hàng trăm thí sinh người Nhật tham dự kỳ thi năng lực tiếng Việt

Căn cứ vào mối quan hệ “trong” và “ngoài”: theo mối quan hệ này, người “trong” được quan niệm là gồm những người cùng một gia đình, cùng công ty… Còn người “ngoài” là những người không cùng nhóm nêu trên. Khi người nói nhắc đến một người trong nhóm của mình với một người ngoài nhóm thì người được nói tới đó cũng được coi như ngang hàng với chính người nói dù người này có địa vị xã hội cao hơn hay nhiều tuổi hơn. Vì thế, trong trường hợp này người nói không cần dùng kính ngữ.

Các loại kính ngữ: Có 3 loại chính:

  • Tôn kính ngữ「尊敬語(そんけいご)」: thể hiện sự tôn trọng, tôn kính, đề cao hành vi, hành động của người nói (A) đối với người nghe (B) hoặc người được đề cập đến (C). Tuyệt đối không sử dụng cho bản thân (A) hoặc người “trong” của (A) trong trường hợp là người “ngoài”.
  • Khiêm nhường ngữ「謙譲語(けんじょうご)」: thể hiện sự nhún nhường, khiêm tốn, hạ thấp bản thân của (A) nhằm thể hiện sự kính trọng đối với (B) hoặc (C). Tuyệt đối không sử dụng cho (B) hoặc (C) (trừ trường hợp đối với người “trong” như người trong gia đình…)
  • Thể lịch sự「丁寧語(ていねいご)」: thể hiện sự lịch sự, lễ phép nên phạm vi sử dụng khá rộng, có thể sử dụng với hầu hết các đối tượng.

Trên đây là tổng hợp về ngữ pháp bài 48 của giáo trình Minna no Nihongo N5 trong tiếng Nhật dành cho các bạn mới học tiếng Nhật. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích được các bạn trên con đường chinh phục tiếng Nhật!

hoc ngu phap tieng nhat minna bai 48 3

Related Articles