Học tiếng Nhật để xem truyện tranh Manga

by teacher

Vì say mê văn hóa Nhật, hay chính xác hơn là truyện tranh Manga, nhiều thanh niên ở Pháp theo học tiếng Nhật. Đó là đề tài được báo Le Figaro ngày cuối tuần chú ý. Bị mê hoặc đến nỗi nhiều bạn trẻ hóa trang, ăn mặc, nhuộm tóc giống y như những nhân vật trong truyện tranh, trong các trò chơi điện tử xuất phát từ xứ Hoa Anh Đào.

Tại thị trấn Villepinte, ngoại ô Paris hiện đang có một cuộc triển lãm mang tên Expo Japan : ban tổ chức dành đến 90 ngàn thước vuông để đón khoảng 180 ngàn « fan » của Manga, của các trò chơi video và giới yêu thích nhạc J- Music của Nhật Bản. Các quầy bán sách đông như kiến, lớp trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 35 tranh nhau các cuốn truyện tranh như Death Note hay Naruto.

Thế nhưng quyển tiểu thuyết của các cây đại thụ trong nền văn học Nhật Bản như Yukio Mishima hay Yasunari Kawabata thì lại chẳng mấy có sức thu hút khách tham quan. Dù vậy điều khiến tác giả bài báo ngạc nhiên là rất nhiều bạn trẻ đến hội chợ Expo Japan để tìm kiếm thông tin về các chương trình dậy tiếng Nhật.

Tại Pháp ngày càng có nhiều người muốn học tiếng Nhật, trong khi trên toàn quốc mới chỉ có 75 trường phổ thông cấp ba có chương trình dậy ngôn ngữ của Kawabata, và cũng mới chỉ có khoảng tám ngàn học sinh may mắn được theo học. Theo các thống kê của năm 2008, tại Paris gần 40% học sinh cấp ba muốn học tiếng Nhật bị từ chối. Tỷ lệ này càng cao hơn ở các tỉnh như Lyon hay Valencienne. Do vậy có nhiều học sinh phải ghi tên học qua internet hay học tiếng Nhật qua điện thoại với các trung tâm đào tạo.

Vậy thì câu hỏi tại sao giới trẻ ở Pháp lại say mê với ngôn ngữ của Kenzaburo Oe như vậy ? Một nữ sinh 17 tuổi ở thành phố Dijon miền đông nước Pháp trả lời : đơn giản là vì đọc nguyên bản bao giờ cũng thú vị hơn là đọc truyện tranh qua các bản dịch.

Có thể bạn quan tâm:  Lưu Ngay Top 8 Lớp Học Tiếng Nhật Biên Hòa Không Thể Bỏ Qua

Điều này cũng dễ hiểu khi biết rằng một phần ba các truyện tranh được phổ biến tại Pháp là truyện tranh Nhật Bản. Theo lời ban tổ chức hội chợ Expo Japan ở Villepinte được Le Figaro trích dẫn, thì nước Pháp là cánh cổng đưa văn hóa Nhật Bản vào châu Âu.

Doanh nghiệp ngoại quốc than phiền về chính sách bảo hộ của Trung Quốc

Vẫn liên quan đến châu Á, phụ trang kinh tế của tờ Le Figaro hôm nay dành hồ sơ lớn để nói về « Căng thẳng giữa Trung Quốc với các doanh nghiệp nước ngoài » : sau châu Âu đến lượt các hãng của Mỹ than phiền về thái độ chọc gậy bánh xe của chính quyền Bắc Kinh trong môi trường kinh doanh.

Tuần trước báo cáo của phòng thương mại Liên Hiệp Châu Âu tố cáo các biện pháp « phân biệt đối xử », những « thủ tục hành chính phức tạp và không cần thiết » của Trung Quốc đối với các doanh nghiệp nước ngoài muốn chen chân vào thị trường rộng lớn này. Gần đây hơn tổng giám đốc tập đoàn điện lực Mỹ bày tỏ mối quan ngại đối với các hoạt động của General Electric trên quê hương ông Đặng Tiểu Bình.

Tóm lại thì các doanh nhân quốc tế nhận thấy là ngày càng khó làm ăn với ông khổng lồ Trung Quốc, cho dù chủ tịch Hồ Cẩm Đào luôn khẳng định là « Bắc Kinh không chấp nhận chính sách bảo hộ dưới bất kỳ hình thức nào »

Tác giả bài báo nhìn nhận : trước áp lực của cộng đồng quốc tế Trung Quốc tỏ thái độ nhượng bộ, nhưng vấn đề đặt ra là nhiều chính quyền địa phương không thi hành chỉ thị của trung ương.

Có thể bạn quan tâm:  Các app học tiếng Nhật miễn phí nhất định phải biết

Cùng với những trở ngại nên trên, gần đây đòi hỏi tăng lương tại nước đông dân nhất hành tình này ngày càng nhiều. Lương công nhân Trung Quốc sớm muộn gì cũng sẽ có một bước nhẩy vọt, và điều đó sẽ khiến Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Le Figaro kết luận « xưởng sản xuất của thế giới đang mất dần lợi thế cạnh tranh ».

Mua sắm, một việc làm có ý nghĩa

Le Monde có bài viết mang tựa đề « Bắc Kinh kích thích một xã hội tiêu thụ » mà ở đó giới trẻ, phụ nữ đi làm có lương tháng và người cao tuổi là những thành phần đầy hứa hẹn.

Đọc xong bài báo này, chúng ta có thể nghĩ rằng ở Trung Quốc để biểu hiện lòng yêu nước, người ta cần phải mua sắm, tiêu xài. Nâng cao mức tiêu thụ của người dân Trung Quốc hiện nay là giải pháp cho phép quốc gia này tránh khỏi hiện tượng kinh tế bị hâm nóng, đồng thời « hạ cánh một cách an toàn », tức không làm tỷ lệ tăng trưởng giảm đi quá nhanh, tạo bất ổn về phương diện xã hội.

Trong công cuộc điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, lấy tiêu thụ nội địa làm cột trụ bên cạnh xuất khẩu, Bắc Kinh đang trông chờ rất nhiều vào giới trẻ, đặc biệt là thanh niên sống ở các thành phố lớn. Đây là những thành phần có thu nhập tương đối cao, say mê với Internet và các sản phẩm công nghệ tối tân. Giới này hầu như không biết đến hai chữ « tiết kiệm » là gì.

Bên cạnh đó thành phần « offices ladies », tức những phụ nữ có địa vị trong xã hội cũng là mục tiêu cần hướng tới : Số này sẵn sàng đi hàng chục cây số để sắm cho được một chiếc túi Vuitton, biểu tuợng của sự thành công và sang trọng trong xã hội Trung Quốc ngày hôm nay.

Có thể bạn quan tâm:  Trung tâm tiếng Nhật Dekiru

Theo một công trình nghiên cứu của hãng tư vấn Ogilvy ở Thượng Hải, thì các bà « offices ladies », thanh niên và lớp người trên 55 tuổi ở thành phố là đòn bẩy đưa mức tiêu thụ của Trung Quốc tăng thêm được 15,5% vào năm ngoái. Tham vọng của các giới chức lãnh đạo Bắc Kinh giờ đây, theo Le Monde là làm thế nào để vận động thêm được các thành phần mà từ trước đến nay vẫn bị pháp màu kinh tế Trung Quốc « bỏ quên » cùng tham gia vào xã hội mua sắm đó !

Cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp

Hôm nay cuộc đua xe đạp nổi tiếng nhất thế giới, Tour de France mở màn. Le Monde và Libération cùng lấy làm tiếc là hình ảnh của bộ môn thể thao được nhiều người hâm mộ này từ những năm gần đã bị hoen ố vì các vụ dùng thuốc kích thích. Tờ Libération dành nhiều chỗ để nói về « Những nghi ngờ chung quanh cuộc đua vòng quanh nước Pháp 2010 » hơn là để giới thiệu cuộc đua dài 3642 cây số năm nay được chia thành 20 chặng, hay để giới thiệu 198 vận động viên tham gia dưới màu áo của 22 đội tuyển khác nhau, hay để giới thiệu tay đua Alberto Contador người được coi là có nhiều triển vọng nhất đoạt áo vàng mùa Tour de France 2010.

Le Monde cùng quan điểm khi nói về thái độ « hoài nghi của khán giả theo dõi vòng đua » : trong hơn một thập niên qua, số khản giả theo dõi đã giảm đi hơn một triệu rưỡi người và có đến 80% người Pháp nghi ngờ về tính thành thậi của các tay đua, về sự trong sạch của Tour de France !

Related Articles