“Tiên học lễ, hậu học văn” là gì?

by teacher

“Tiên học lễ, hậu học văn” là phương châm giáo dục của Nho gia (Khổng Tử và môn đệ), hiểu đơn giản có nghĩa là: học lễ nghĩa trước, học kiến thức sau.

Trong đó, sách Luận ngữ viết: “bác ngã dĩ văn, ước ngã dĩ lễ” (dùng văn chương mở rộng kiến thức của ta, dùng lễ để ước thúc hành vi bản thân ta).

“Tiên học lễ, hậu học văn” là gì?

Theo Wikipedia, Nho giáo rất xem trọng Lễ nghi vì nó là biểu hiện của một xã hội văn minh và có trật tự. “Lễ” là những quy tắc mang tính hình thức được xã hội thừa nhận để bày tỏ sự tôn trọng đối với người khác, với cộng đồng hoặc với những định chế xã hội và để nhận được sự tôn trọng của xã hội. Việc giữ Lễ là một cách tu thân và chứng tỏ con người biết tuân thủ những nguyên tắc đạo đức trong quan hệ với người xung quanh. Một xã hội không biết giữ Lễ là xã hội hỗn loạn, kém văn minh và suy đồi. Lễ giáo phai nhạt cũng là biểu hiện các mối quan hệ giữa con người trong xã hội đã xấu đi, trật tự xã hội đã suy yếu. Lễ nghi sẽ tạo ra một xã hội hài hòa trong đó mọi người đều tự tiết chế trong mối quan hệ giữa người với người, không để những cảm xúc tiêu cực biến thành hành động mạo phạm, bất kính với người khác.

Có thể bạn quan tâm:  TrungTamTiengNhat’s blog

Hữu Tử nói: “Tác dụng của lễ đạt được sự thống nhất, hài hòa mới là đáng quý. Phương pháp trị nước của những bậc vua hiền thời cổ đại có đúng đắn là ở chỗ này: việc lớn việc nhỏ đều tuân thủ nguyên tắc hài hòa. Nhưng có điều không nên làm: chỉ biết hài hòa là quý, rồi trong mọi việc chỉ biết hài hòa, không lấy lễ nghĩa để tiết chế thì việc gì cũng không xong.”

Khổng Tử nói “Người quân tử học rộng về văn chương lại biết dùng lễ để chế ước, ràng buộc mình sẽ không bao giờ xa Kinh phản Đạo”.

Mỗi xã hội, mỗi thời đại đều có những nghi thức của riêng nó nhưng chung quy không xã hội văn minh nào có thể bỏ đi những lễ nghi mà chỉ thay đổi đối tượng, mục đích hoặc hình thức.

Khổng Tử nói: “Một người không có lòng nhân sao có thể hành được lễ?”. Khổng Tử phê phán những lễ nghi hình thức giả dối. Ông nói “Người đời trước đối với lễ nhạc, coi trọng phối hợp thích đáng giữa nội dung và hình thức thì bị coi là lạc hậu quê mùa. Người đời sau đối với lễ nhạc, coi trọng hình thức hơn nội dung thì lại bảo là người quân tử. Nếu sử dụng lễ nhạc, ta tình nguyện đi theo các bậc tiền bối”. Khi được hỏi về gốc của lễ, Khổng Tử trả lời: “Vấn đề của ngươi hỏi thật quá lớn! Lễ nói chung đi kèm với xa hoa lãng phí thì không bằng tiết kiệm. Nghi thức mai táng mà cầu kỳ, lòe loẹt thì không bằng trong lòng thật sự đau buồn”.

Có thể bạn quan tâm:  Top 6 Youtuber dạy tiếng Nhật “chất lừ” nhất Việt Nam

Về vấn đề tang lễ, Tăng Tử nói: “Phải cẩn thận làm tốt tang lễ cho cha mẹ khi qua đời; thành tâm, thành ý khi cúng tế tổ tiên. Được như vậy, dân chúng được cảm hóa, phong tục đạo đức của dân chúng ngày một tốt đẹp và thuần hậu.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử Nho giáo, Lễ là gốc của Nhân, biểu hiện thái độ của Lễ là ở sự kính trọng, lòng trung thành, sự kiên nhẫn của con người trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, để trở thành con người có nhân cách tốt trong xã hội (người quân tử). Như vậy, Lễ đã trở thành qui ước bắt buộc, là chuẩn mực, là thước đo hành vi của con người khi tham gia vào quan hệ xã hội. Lễ không chỉ là lễ giáo đơn thuần, mà là qui ước, qui tắc, là luật, là nếp sống mang màu sắc đạo đức văn hoá của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, con người cần phải đoàn kết, là góp phần xây dựng, rèn luyện nhân cách đạo đức. Lễ còn tạo nên bầu không khí lễ giáo, khiến cho người ta dứt bỏ những điều sàm tục, hướng đến những giá trị cao của đạo đức, truyền thống văn hoá tinh thần của nhân loại ở mỗi thời đại. Lễ thể hiện cách ứng xử của người trên đối với người dưới và ngược lại. Tức là người nào, ở vị trí nào thì phải ứng xử ở vị trí đó, không được lẫn lộn, không được tùy tiện, phải tuân theo phép tắc, quy củ của một xã hội nhất định, nếu làm không được như vậy thì xã hội sẽ bị đảo lộn.

Có thể bạn quan tâm:  1000 từ vựng tiếng Nhật có phiên âm chuẩn nhất 2022

Vì sao “Tiên học lễ, hậu học văn”?

– Đạo đức, phẩm chất của người học trò quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của mỗi người.

– Cũng chính yếu tố này quyết định việc sử dụng năng lực của con người vào cuộc sống thường ngày.

– Có “văn”, không có “lễ”, có “tài không có “đức” thì tác hại đối với xã hội sẽ vô cùng to lớn.

Related Articles